Mẹo xử lý vết thương lên da non bị thâm hiệu quả tại nhà


Nỗi lo lắng lớn nhất của nhiều chị em sau phẫu thuật là vết thương lên da non bị thâm để lại những khuyết điểm xấu xí trên da. Vậy nguyên nhân là do đâu, làm sao để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng bestskincare tìm hiểu ở bài viết dưới đây cách xử lý vết thương lên da non bị thâm hiệu quả tại nhà nhé.

Vết thương lên da non bị thâm là do đâu?

Sau phẫu thuật, các vết thương sâu và hở thường cần một khoảng thời gian khá dài để có thể phục hồi hoàn toàn từ bên trong đến ngoài. Khoảng thời gian này có thể nhanh và lâu tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cách chăm sóc và vệ sinh vết thương, chế độ ăn uống,thoa kem phục hồi, các tác động khác từ môi trường,…

Vết thương lên da non bị thâm là hiện tượng dễ thấy sau phẫu thuật
Vết thương lên da non bị thâm là hiện tượng dễ thấy sau phẫu thuật

Tuy nhiên, chắc chắn một tình trạng không thể tránh khỏi đó là trong giai đoạn phục hồi, vết thương dễ lên da non bị thâm đỏ hoặc tím. Vậy nguyên nhân là do đâu?. Có 2 nguyên nhân khác nhau được chia làm 2 trường hợp như sau:

6 tháng đầu

Để phục hồi và vá lành miệng vết thương, các tế bào dưới da sẽ được tăng sinh, sự liên kết giữa các mô tế bào sẽ giúp hình thành vùng da non mới ngay tại vị trí vết thương. Vùng da non này thường sẽ mỏng manh và nhạy cảm hơn nhiều so với những vùng da bình thường trên cơ thể.

Ở giai đoạn đầu của quá trình phục hồi, vết thương lên da non chưa lành hoàn toàn, chưa thể tái tạo được lớp biểu bì thượng bì như vùng da khác nên sẽ xuất hiện hiện tượng thâm đỏ và ngứa nhẹ.

6 tháng sau

Sau 6 tháng vết thương lên da non bị thâm dễ hình thành sẹo
Sau 6 tháng vết thương lên da non bị thâm dễ hình thành sẹo

Sau khi vết thương lành hẳn thì sẽ hiện tượng thâm đỏ sẽ mờ hoàn toàn, ngược lại nếu hiện tượng thâm lâu dài thì có nguy cơ hình thành sẹo và thâm sẹo. Nguyên nhân có thể đến từ cách chăm sóc vết thương sai cách, lạm dụng mỹ phẩm, tác động vật lý lên miệng vết thương, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời,… trong quá trình chăm sóc vết thương phục hồi của bạn.

Cách xử lý khi vết thương lên da non bị thâm

Để đảm bảo vết thương phục hồi thật tốt và không để lại thâm sẹo thì bạn có thể chủ động xử lý ngay từ khi vết thương đã lành và không còn đau nữa. Bạn có thể áp dụng cách xử lý vết thương lên da non bị thâm dưới đây để vết thương mau lành và đẹp hơn nhé.

Tiếp tục sử dụng kem trị sẹo, kem thoa phục hồi cho vết thương

Sau khi vết thương đã lành, kéo da non và thâm đỏ, bạn nên tích cực duy trì sử dụng các loại kem trị sẹo, kem phục hồi vết thương, thuốc mỡ,… để thúc đẩy vết thương phục hồi hoàn toàn. Việc tác động nhiều hơn vào giai đoạn này sẽ kích thích cơ chế tự làm lành của vết thương diễn ra thuận lợi và tốt hơn. Đồng thời giảm hình thành sắc tố melanin dưới da, sẽ ngăn ngừa tình trạng thâm sẹo và sẹo cực kỳ hiệu quả.

Kiên trì thoa kem trị sẹo để giúp vết thương mau lành và đều màu
Kiên trì thoa kem trị sẹo để giúp vết thương mau lành và đều màu

Che chắn, chống nắng cho vết thương

Nếu vết thương đã lành, có hiện tượng ngứa nhẹ, tróc lớp vảy trên cùng ở miệng vết thương thì bạn vẫn nên che chắn cho vết thương bằng băng gạc để tránh nhiễm trùng do vi khuẩn và bụi bẩn thâm nhập. Ngoài ra, nếu lớp vảy tróc hoàn toàn thì hãy thoa kem chống nắng cho da nhiều hơn trước khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đồng thời che chắn kỹ lưỡng bằng trang phục để bảo vệ vết thương khỏi tác động của tia UV.

Ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng

Để vết thương mau lành, không bị thâm và có màu đẹp thì bạn nên ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng, có lợi cho quá trình tái tạo da. Hãy ăn nhiều trái cây, rau củ quả, các loại hạt và đậu để bổ sung các loại vitamin, giúp ngăn chặn hình thành sắc tố melanin, giúp vết thương mau lành và tránh tình trạng thâm đỏ. Ngoài ra, bạn hãy hạn chế ăn các loại thịt sẫm màu, hải sản, nếp, rau muống, uống thức uống chứa phẩm màu,… để vết thương không bị thâm nhé.

Ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng để vết thương mau lành
Ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng để vết thương mau lành

Không tác động lên vết thương

Trong giai đoạn đầu khi vết thương đang dần tự lành và hình thành lớp vảy khô trên miệng vết thương là giai đoạn nhạy cảm với mọi tác động vật lý. Bạn không nên động chạm quá nhiều, kéo, cạy vảy, gãi,… hay có bất kỳ tác động nào khác lên da để tránh gây viêm nhiễm và khiến vết thương lâu lành hơn, gây sẹo và thâm sẹo. Thay vào đó, hãy để vết thương tự lành và tự tróc một cách tự nhiên, kiên trì thoa kem chống sẹo để vết thương lành đẹp hơn nhé.

Vết thương lên da non bị thâm là hiện tượng hết sức bình thường, bạn nên bình tĩnh tiếp tục quan sát và chăm sóc vết thương đúng cách đến khi vết thương lành hẳn. Đồng thời, hãy áp dụng cách xử lý ở giai đoạn đầu trên bài viết chia sẻ để giúp vết thương mau lành đúng dự kiến, tránh hình thành sẹo và thâm sẹo, để lại khuyết điểm xỉn màu khó cứu vãn nhé.

>>> Các bài viết liên quan:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan